Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Sau 4 năm thực hiện Chương trình đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm OCOP Quốc gia 5 sao; 11 sản phẩm 4 sao; 143 sản phẩm 3 sao.
Bắc Kạn xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và sản phẩm OCOP Bộ Công Thương cam kết đồng hành tiêu thụ sản phẩm OCOP Bắc Kạn

Chương trình OCOP thay đổi nhận thức trong nhân dân về sản xuất hàng hóa

Tháng 7 năm 2020, Hợp tác xã Tài Hoan chính thức ký kết hợp đồng với Công ty DALAT Spol.s.r.o xuất khẩu sang Praha, Cộng hòa Séc. Đây là lần đầu tiên, một sản phẩm nông sản của Bắc Kạn vươn tới thị trường châu Âu. Từ đó đến nay, HTX Tài Hoan liên tục xuất khẩu miến dong sang thị trường Châu Âu với sản lượng ổn định mỗi năm.

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP
Miến dong là sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Bắc Kạn

Sản phẩm Miến dong là một trong những sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia, được sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng đến tiêu thụ, nguyên liệu chủ yếu là bột củ dong riềng được trồng trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Miến dong Tài Hoan là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia đầu tiên của tỉnh và được xuất khẩu, mở ra cơ hội lớn để HTX Tài Hoan (Na Rì) mở rộng liên kết xây dựng vùng trồng cây dong riềng chất lượng cao, đáp ứng nguyên liệu phục vụ chế biến. HTX đã liên kết với 500 hộ dân trồng 70ha dong riềng, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển cây trồng thế mạnh của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định, bền vững.

Cùng với miến dong, Bắc Kạn còn có rất nhiều sản phẩm OCOP thế mạnh khác. Với thế mạnh là một tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp với nhiều sản phẩm đặc sản như: Gạo bao thai, Gạo nếp nương, Miến dong, Khoai sọ, Lạp sườn, Hồng không hạt, cam quýt, Bí xanh thơm, rượu men lá, thịt hun khói… Đây là những sản phẩm có thể phát triển để tạo thương hiệu chỗ đứng trên thị trường. Ngoài các sản phẩm đặc trưng về văn hóa ẩm thực, còn có các sản phẩm thủ công truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, xác định thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là một giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần thực hiện nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới, vì vậy, tỉnh Bắc Kạn tổ chức triển khai Chương trình OCOP từ đầu năm 2018.

Đồng thời, tỉnh đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia, giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn là cơ quan thường trực tham mưu thực hiện các nội dung như tổ chức điều tra các sản phẩm theo 6 nhóm ngành hàng của Chương trình OCOP để xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ xây dựng Đề án; phê duyệt Đề án theo từng giai đoạn đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện để triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cả giai đoạn và hằng năm; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của đề án đến toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của Chương trình OCOP từ đó thúc đẩy các chủ thể tự nguyện đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình.

Ngoài ra, hướng dẫn đề xuất ý tưởng từ cộng đồng trong đó ưu tiên những sản phẩm mới mang lợi thế, đặc sản của địa phương; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về xây dựng phương án kinh doanh giúp chủ thể xác định được thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Cán bộ triển khai chương trình OCOP các cấp thường xuyên đồng hành, hỗ trợ các chủ thể thực hiện từ khâu đăng ký ý tưởng sản phẩm, triển khai phương án kinh doanh đến hoàn thiện sản phẩm vì đặc thù các tỉnh miền núi như Bắc Kạn các chủ thể còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tổ chức thực hiện.

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP
Bí xanh thơm là sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho thấy,ssau 4 năm thực hiện Chương trình, đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm OCOP Quốc gia 5 sao; 11 sản phẩm 4 sao; 143 sản phẩm 3 sao. Năm 2021, tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thiện 5 bộ hồ sơ (01 sản phẩm 3 sao; 01 sản phẩm 4 sao và 03 sản phẩm mới) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp Quốc Gia.

100% sản phẩm OCOP được công nhận có bao bì hoàn chỉnh, phù hợp, tiện dùng, đáp ứng các quy định của nhà nước về nhãn hàng hóa đảm bảo lưu thông ngoài thị trường; 17 sản phẩm được cấp giấy xác nhận chuỗi an toàn thực phẩm; 04 sản phẩm được cấp giấy nhận hữu cơ; 06 sản phẩm chè đạt chứng nhận Viet GAP; 03 sản phẩm chuẩn hóa vùng nguyên liệu đạt GACP-WHO; 01 chủ thể được cấp giấy chứng nhận HACCP; 02 chủ thể được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến ISO: 22000; 01 chủ thể đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế.

Thực hiện hiệu quả chương trình OCOP đã thay đổi nhận thức quan trọng trong nhân dân về sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, bước đầu gây dựng được niềm tin cho người tiêu dùng, tạo dư luận tốt trong nhân dân đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Điều tra, đánh giá hiệu quả triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho kết quả: Số lượng chủ thể có doanh thu tăng tỷ lệ 90,79%; số lượng chủ thể tăng năng lực sản xuất tỷ lệ 84,21%; số lượng chủ thể liên kết trong sản xuất sản phẩm tỷ lệ 75%; chủ thể sử dụng lao động địa phương từ 5 đến trên 20 người tỷ lệ 97%.

Phát huy hiệu quả chương trình

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2018-2020, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đưa mục tiêu của Đề án vào Nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch, Chương trình công tác gắn với Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035 để triển khai đồng bộ, hiệu quả. Ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (bao trùm tất cả các lĩnh vực: từ phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xúc tiến thương mại…) để hỗ trợ trực tiếp chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Thứ hai, phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng và quy mô sản phẩm. Cụ thể, đối với sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng: Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể kinh tế nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm, tập trung đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật, mở rộng vùng nguyên liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường; sử dụng và khai thác hiệu quả thương hiệu cộng đồng.

Đối với sản phẩm tiềm năng, tập trung rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống; hỗ trợ xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhà xưởng, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm, đào tạo nghề cho lao động; hỗ trợ chủ thể tiếp cận tín dụng.

Thứ ba, xây dựng và ban hành Quy chế quản lý sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi chứng nhận OCOP đối với sản phẩm vi phạm luật an toàn thực phẩm; luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình.

Thứ tư, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ chủ thể OCOP tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh, phối hợp liên kết sản xuất sản phẩm OCOP. Hỗ trợ hồ sơ, thủ tục để các sản phẩm OCOP sản xuất quy mô lớn có thể cung ứng vào các siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại đặc biệt là hướng tới thị trường xuất khẩu. Tiếp tục duy trì phát triển cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP ở các địa phương là điểm mua hàng tin cậy của người dân địa phương và khách du lịch.

Thứ năm, chuyển đổi số trong thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, xây dựng phần mềm nội bộ tích hợp chấm điểm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn hỗ trợ các chủ thể từ các bước hoàn thiện hồ sơ đến công tác đánh giá hàng năm. Duy trì và phát triển Wedsite thông tin giao dịch điện tử ngành Công thương để giới thiệu, quảng bá chào bán sản phẩm OCOP của tỉnh; tham gia hội nghị kết nối trực tuyến, chuyển đổi số trong quản lý và thương mại sản phẩm OCOP.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Trà Vinh phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế nông thôn

Tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chú trọng đến việc thực hiện chu trình OCOP thường niên.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Việc phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm từ Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) đã và đang được nhiều địa phương chú trọng thực hiện.
Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Mặc dù đã đạt được một số thành công, song chương trình OCOP Bắc Giang vẫn đang đối diện với một số khó khăn cần giải quyết.
Quảng Ninh kết nối mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Quảng Ninh kết nối mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Với mục tiêu mở rộng thị trường sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Ninh đang dần hướng đến việc kết nối các sản phẩm OCOP trong cả nước.
Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP

Với nguồn nông sản dồi dào, những năm vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP để nâng cao giá trị.
Thái Bình: Lan tỏa sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Thái Bình: Lan tỏa sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Hoạt động lan tỏa sản phẩm OCOP gắn với phát triển di lịch của tỉnh Thái Bình là hướng đi đúng đắn, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.
Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam

Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam

Chương trình mỗi xã mỗi làng một sản phẩm OCOP được phát động trong 4 năm qua, bắt đầu từ năm 2018.
Năm 2023, Hà Nội phát triển từ 5 - 9 trung tâm quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Năm 2023, Hà Nội phát triển từ 5 - 9 trung tâm quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Hà Nội sẽ phát triển từ 5 - 9 trung tâm quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trong năm 2023.
Đa đạng sản phẩm OCOP tại gian hàng trưng bày các sản phẩm Vùng đồng bằng sông Hồng

Đa đạng sản phẩm OCOP tại gian hàng trưng bày các sản phẩm Vùng đồng bằng sông Hồng

Hội chợ OCOP trong khuôn khổ Hội nghị phát triển vùng đồng bằng sông Hồng có gần 100 gian hàng, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP địa phương.
Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 2: Khi nông sản Hà Tĩnh lên sàn

Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 2: Khi nông sản Hà Tĩnh lên sàn

Đăng ký nhãn hiệu, QR-Cod, lên sàn thương mại điện tử đã giúp nông sản, các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh vươn tầm ra thế giới.
Thêm kênh phân phối cho sản phẩm OCOP Thái Bình

Thêm kênh phân phối cho sản phẩm OCOP Thái Bình

Thái Bình hiện có 64 sản phẩm OCOP, trong đó, 32 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm đạt 3 sao.
Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm OCOP tại Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm OCOP tại Quảng Ninh

Hội chợ sản phẩm OCOP sẽ diễn ra từ ngày 12/02/2023 đến ngày 14/02/2023 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Đà Nẵng: Một sản phẩm OCOP được đề xuất đánh giá để công nhận hạng 5 sao

Đà Nẵng: Một sản phẩm OCOP được đề xuất đánh giá để công nhận hạng 5 sao

Thành phố Đà Nẵng công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao; đề nghị Hội đồng cấp quốc gia đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP 5 sao đối với một sản phẩm.
Sản phẩm OCOP Bắc Giang: Giúp người dân nâng cao thu nhập

Sản phẩm OCOP Bắc Giang: Giúp người dân nâng cao thu nhập

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Bắc Giang đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo, XD nông thôn mới.
Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 1: Cầu nối đưa thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa

Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 1: Cầu nối đưa thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa

Sở Công Thương Hà Tĩnh với vai trò là đơn vị chủ trì đã tổ chức thành công các Lễ hội cam của tỉnh, là cầu nối đưa thương hiệu các sản phẩm OCOP vươn xa.
Thanh Hóa: Phát triển mạnh sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho người dân

Thanh Hóa: Phát triển mạnh sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho người dân

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 120 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP xuất ngoại

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP xuất ngoại

Một số sản phẩm OCOP tại thành phố Đà Nẵng đã “chinh phục” được thị trường quốc tế khó tính, đưa hình ảnh OCOP Đà Nẵng vươn ra thị trường thế giới.
Chính thức khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2023

Chính thức khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2023

Tối 11/1, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2023
Hương trầm Hà Tĩnh: Không ngờ đơn hàng Tết nhiều hơn năm ngoái

Hương trầm Hà Tĩnh: Không ngờ đơn hàng Tết nhiều hơn năm ngoái

‘Làm ngày làm đêm’ là cách mà người dân địa phương nói về các cơ sở sản xuất hương trầm ở Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh khi vào vụ Tết.
Longform | Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP đặc trưng Đà Nẵng

Longform | Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP đặc trưng Đà Nẵng

Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại giúp các sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng Đà Nẵng khẳng định “chỗ đứng” ở thị trường nội địa, vươn ra xuất khẩu
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động
ӣ  Ͷ羺