Chàng trai người Ê đê đưa công nghệ Israel về buôn nghèo

Từ cơ hội được học tập về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel, anh Ksor Y Phan (tỉnh Đắk Lắk) đã cùng đồng bào làm giàu ngay chính quê hương của mình.
Độc đáo với AFarm - mô hình trồng rau hộ ứng dụng công nghệ thông tin Đắk Lắk: Lan tỏa phong trào khởi nghiệp tại huyện biên giới Buôn Đôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp, tìm cách thoát nghèo từ tiềm năng sẵn có của địa phương. Trong đó khởi nghiệp từ mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều thanh niên lựa chọn. Và anh Ksor Y Phan (sinh năm 1995, dân tộc Ê đê, trú buôn M'riu, xã Cư Huê, huyện Ea kar, tỉnh Đắk Lắk) là một trong những thanh niên mang trong mình quyết tâm như vậy.

Chàng trai người Ê đê đưa công nghệ Israel về buôn nghèo
Chân dung anh Ksor Y Phan. Ảnh: NVCC

Sinh ra tại mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, thấu hiểu tình cảnh của bà con đồng bào mỗi khi làm nông nghiệp, vất vả nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, anh Ksor Y Phan phấn đấu học tập với ước mơ "đổi đời" cho quê nhà, nơi có 100% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống.

Vào năm 2017, sau tốt nghiệp loại Giỏi ngành Kinh tế nông nghiệp tại trường Đại học Tây Nguyên, anh Ksor Y Phan có cơ hội được đến Israel học tập kinh nghiệm của nền nông nghiệp công nghệ cao trong vòng 11 tháng.

Israel là quốc gia nổi tiếng với những phát kiến về tăng trưởng nông nghiệp trong điều kiện thổ nhưỡng không mấy màu mỡ và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả như áp dụng công nghệ trong nông nghiệp, tái chế nước thải trên toàn quốc thành nước tưới, trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học an toàn cho năng suất cao... Nhờ những sáng tạo đó mà ngành nông nghiệp của quốc gia Trung Đông này luôn bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tại đây, chàng trai dân tộc Ê đê này đã học được các phương pháp cơ cấu cây trồng mới, cũng như những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

“Ở Israel, chúng tôi được trải nghiệm, và học hỏi nhiều thứ. Đặc biệt là cách họ áp dụng công nghệ và cơ giới vào tất cả các khâu có thể, từ khâu làm đất, gieo trồng cho đến khâu thu hái và bảo quản sau thu hoạch. Chúng tôi được trực tiếp làm việc tại các vườn ươm giống cây trồng, tiếp thu nhiều kỹ năng cũng như mô hình mới” - anh Ksor Y Phan chia sẻ.

Chàng trai người Ê đê đưa công nghệ Israel về buôn nghèo
Anh Ksor Y Phan trong quãng thời gian học tập tại Israel. Ảnh: NVCC

Theo sự phát triển của khoa học và công nghệ, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, dược liệu bảo vệ môi trường như mô hình trang trại sầu riêng ghép, bơ booth, nấm linh chi…

Nhận thấy rằng mình cần phải thay đổi triệt để mô hình canh tác, vào cuối năm 2019, anh Ksor Y Phan quyết định sử dụng 8 sào đất của gia đình đang có để tiến hành áp dụng canh tác công nghệ mới. Đó chính là sử dụng mô hình tưới tự động, đồng thời kết hợp tưới phân, thuốc qua hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống vào cây chanh leo bằng cách dùng trụ tiêu lúc trước khi còn canh tác làm trụ cây chanh leo.

Bước đầu, anh Ksor Y Phan ứng dụng mô hình tưới tự động trên 3 sào đất với khoảng 100 cây chanh leo và đã đem lại những kết quả tích cực như chi phí thấp, ít tốn công sức mà thu lại lợi nhuận cao. "Sau 6 tháng trồng thử nghiệm, 3 sào chanh leo có thân cây phát triển cân đối, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thúc cây ra nhiều hoa, sai trĩu quả, năng suất cao. Sau khi trừ chi phí ban đầu khoảng 10 triệu đồng, mình vẫn có lợi nhuận trên 30 triệu đồng", anh Ksor Y Phan cho biết và chia sẻ thêm: “Trước đây gia đình mình trồng tiêu, dù đã áp dụng mọi cách: tưới nước; bón phân nhưng tiêu vẫn chết tận. Khoảng thời gian 2015 đến 2017 gia đình mất trắng và không thu được lợi nhuận nào, khi vẫn áp dụng những mô hình canh tác truyền thống".

Theo tính toán của anh Ksor Y Phan, mỗi một năm, 1 sào chanh leo áp dụng mô hình tưới tự động, kết hợp tưới phân, thuốc qua hệ thống tưới nhỏ giọt cho thu hoạch khoảng 1 tấn quả chanh leo tươi, được lợi nhuận ổn hơn so với những năm trước, kinh tế gia đình được cải thiện rõ rệt.

"Sau khi thử nghiệm thành công trên 3 sào chanh leo, mình đang tiếp tục trồng chanh leo trên 5 sào đất còn lại và đang trong quá trình ra hoa", anh Ksor Y Phan thông tin thêm và cho biết: "Mô hình tưới tự động, kết hợp tưới phân, thuốc qua hệ thống tưới nhỏ giọt này còn có thể sử dụng trên những địa hình khác nhau làm cho việc tưới nước và bón phân trở nên đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, kinh tế cho người nông dân. Trong tương lai, mình dự kiến sẽ mở rộng thêm địa hình canh tác chanh leo, cũng như nhiều cây trồng khác".

Chàng trai người Ê đê đưa công nghệ Israel về buôn nghèo
Ứng dụng công nghệ tưới tự động cho cây chanh leo tại vườn của anh Ksor Y Phan. Ảnh: NVCC

Trong quá trình phát triển mô hình nông nghiệp của mình, anh Ksor Y Phan ý thức được mình cần chia sẻ, tuyên truyền cho bà con đồng bào địa phương thay đổi tư duy trong sản xuất, canh tác nông nghiệp để mang lại hiệu quả cao, nhất là về cách vận hành của mô hình canh tác nông nghiệp cao mà anh đang phát triển.

“Để cho mọi người có thể biết nhiều hơn về mô hình ứng dụng công nghệ cao này, mình đã tuyên truyền bằng cách thực hiện quay những thước phim liên quan đến mô hình mà mình đang phát triển, chia sẻ cho mọi người cách vận hành bằng những kinh nghiệm của mình”, anh Ksor Y Phan bày tỏ.

Theo đó, anh đã xây dựng một kênh truyền thông trên nền tạng mạng xã hội Youtube với hàng ngàn lượt theo dõi, chia sẻ những nội dung chăm sóc cây trồng thông qua những mô hình mà anh đang ứng dụng. "Nhận được rất nhiều phản hồi tích từ mọi người, đây cũng chính là động lực để mình phát triển hơn về mô hình, cũng như công tác tuyên truyền, vận động đến người dân", anh Ksor Y Phan chia sẻ.

Biểu dương tấm gương của anh Ksor Y Phan, ông Y Mon Niê - Phó Chủ tịch UBND xã Cư Huê cho hay, dù mới chỉ ứng dụng công nghệ thông minh vào canh tác nông nghiệp theo mô hình hộ gia đình, nhưng anh Ksor Y Phan đã trở thành tấm gương sáng để thanh niên các thôn buôn trên địa bàn xã miền núi xã Cư Huê nói riêng và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk học tập, noi gương.

"Hiện nay, việc ứng dụng mô hình công nghệ cao vào nông nghiệp trên địa bàn xã Cư Huê vẫn còn hạn chế, nhiều hộ gia đình, vẫn canh tác theo mô hình truyền thống. Vì vẫn còn nhiều hộ dân chưa nắm bắt được thông tin về mô hình này. Thời gian tới, xã cũng sẽ cố gắng tăng cường vận động cho người dân hiểu rõ hơn về mô hình canh tác này", ông Y Mon Niê cho biết.

Đến nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, đây được coi là xu hướng tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp địa phương.

Đức Thảo - Huyền Niê
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thành lập thị trấn Pơng Drang

Đến thăm ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

Rộn ràng Lễ hội Hảng Pồ của dân tộc Tày, Nùng trên vùng đất Tây Nguyên

Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk lãnh mức án 3 năm tù

Đắk Lắk bắt quả tang đối tượng trồng trái phép 236 cây cần sa

Tin cùng chuyên mục

Người dắt buôn làng đi ra con đường sáng

Người dắt buôn làng đi ra con đường sáng

Già làng A Khẻo bồi hồi: “Nhớ lại ngày ấy mà lòng quặn lại. May mà từ khi có cây cao su, có thằng A Xem, dân làng đã đi theo nó, nghe theo lời của Đảng”.
Những người "giữ hồn" văn hóa dân tộc Bahnar

Những người "giữ hồn" văn hóa dân tộc Bahnar

“Giữ hồn” văn hoá, các nghệ nhân người dân tộc Bahnar dành cả cuộc đời cho việc sưu tầm, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân gian dân tộc mình.
Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar

Gia Lai: Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm truyền thống Bahnar

Những người dân xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực lưu giữ, bảo tồn và phát triển thổ cẩm truyền thống dân tộc Bahnar.
Đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”

Đồng bào dân tộc thiểu số Hà Giang “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tỉnh Hà Giang cần chú trọng lan tỏa, nhân rộng những tấm gương điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Hà Giang: Người có uy tín phát huy hiệu quả vai trò cầu nối

Tỉnh Hà Giang: Người có uy tín phát huy hiệu quả vai trò cầu nối

Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, 1.983 người có uy tín tỉnh Hà Giang đang phát huy hiệu quả vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
Thanh Hóa: Biểu dương 100 đồng bào Công giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước

Thanh Hóa: Biểu dương 100 đồng bào Công giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước

Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa đã biểu dương 100 đồng bào Công giáo tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước
H

H'Hen Niê bất ngờ được xác nhận là Á hậu 3 Miss Universe 2018

H'Hen Niê vừa được xác nhận là Á hậu 3 Miss Universe 2018 (Hoa hậu Hoàn vũ). Điều nay đang gây chú ý bới H'Hen Niê có màn đăng quang lần hai sau hơn 4 năm.
Vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai

Vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai

Người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tỉnh.
Lù Thị Tỉnh - cô gái Thái giỏi giang, giàu nhân ái

Lù Thị Tỉnh - cô gái Thái giỏi giang, giàu nhân ái

Lù Thị Tỉnh, cô gái người dân tộc Thái, Giám đốc cơ sở sản xuất cao xương ngựa bạch - Bạch Vương Vũ là một doanh nhân uy tín và nhân ái trên vùng quê Tây Bắc.
Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt- Bài 2: Vì một Việt Nam hùng cường

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt- Bài 2: Vì một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp, các thế hệ doanh nhân thời đại Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục phấn đấu, lan toả tâm thế Việt vì một Việt Nam hùng cường
Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - ​​​​​​​Bài 1: Những doanh nhân vì nước phụng sự

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt: Hành trình lan toả tâm thế Việt - ​​​​​​​Bài 1: Những doanh nhân vì nước phụng sự

Với ý chí quật cường, lòng tự tôn dân tộc, doanh nhân Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều thể hiện trách nhiệm và tình yêu với đất nước.
Gặp người đưa miến dong Na Rì của tỉnh Bắc Kạn xuất ngoại

Gặp người đưa miến dong Na Rì của tỉnh Bắc Kạn xuất ngoại

Những nỗ lực không mệt mỏi của chị Nguyễn Thị Hoan đã đưa đặc sản miến dong Na rì của tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu thành công sang thị trường Cộng hoà Séc.
Người khơi khát vọng dưới ngọn cờ Đảng nơi biên cương

Người khơi khát vọng dưới ngọn cờ Đảng nơi biên cương

Hơn 6 năm làm trưởng thôn, anh Hoàng Văn Ngân, trưởng thôn Thán Phún (xã Bắc Sơn, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã song hành cùng sự phát triển của địa phương.
Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi

Mùa Y Gánh- Người đưa thổ cẩm Pà Cò xuống núi

Từ chỗ tự cung tự cấp, dưới sự gồng gánh của chị Mùa Y Gánh, thổ cẩm Pà Cò đã trở thành hàng hoá, đem lại thu nhập, cải thiện sinh kế cho bà con nơi đây.
Lý Thị Ninh - người đưa thổ cẩm Chế Cu Nha đi xa

Lý Thị Ninh - người đưa thổ cẩm Chế Cu Nha đi xa

Với tư duy sắc nét, dám nghĩ dám làm, chị Lý Thị Ninh đã đưa sản phẩm thổ cẩm Chế Cu Nha truyền thống của bà con dân tộc H’Mông Hoa ra thị trường.
Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa lên…núi!

Già làng Tây Nguyên đưa Trường Sa lên…núi!

Già làng ở Tây Nguyên là “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với bà con buôn làng.Sau những chuyến ra Trường Sa, nhiều già làng trở về đã đưa biển lên… núi!
Kỳ 1: Chuyện trồng rừng của người Mông ở Nghệ An

Kỳ 1: Chuyện trồng rừng của người Mông ở Nghệ An

Góp một cây là có rừng, trồng một cây là có rừng, nhưng với người Mông ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An hôm nay, trồng cây không chỉ để gây rừng.
Đảng bộ Công ty cao su Mang Yang: Điểm sáng và hiệu quả từ công tác lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Công ty cao su Mang Yang: Điểm sáng và hiệu quả từ công tác lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Công ty Cao su Mang Yang chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Ðảng trong doanh nghiệp.
Làm nhà rông siêu nhỏ, lão ông người Ba Na kiếm bạc triệu

Làm nhà rông siêu nhỏ, lão ông người Ba Na kiếm bạc triệu

Bàn tay khéo léo "biến" những thân tre nứa thành nhà rông siêu nhỏ hay chiếc gùi độc đáo đã giúp lão ông Đinh Nhiêu (người Banah) thu nhập tiền triệu mỗi ngày.
Nguyễn Thị Thu Hoa – cô gái 9x nâng tầm sản vật quê hương

Nguyễn Thị Thu Hoa – cô gái 9x nâng tầm sản vật quê hương

Cô gái dân tộc mường Nguyễn Thị Thu Hoa đã mạnh dạn, vượt bao khó khăn, tìm hướng làm giàu từ thịt chua - đặc sản của miền đất Tổ Phú Thọ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động
ӣ  Ͷ羺  ׻羺APP