Đề án cơ cấu lại EVN: Đề nghị Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn
Năng lượng 24/02/2023 12:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sớm xem xét thông qua Đề án cơ cấu lại toàn diện PVEP giai đoạn 2017-2020 Tái cơ cấu ngành Công Thương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế |
Mục tiêu của đề án là phát triển EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, bảo toàn vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội…
![]() |
Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ |
Sắp xếp lại danh mục doanh nghiệp thuộc EVN
Trên cơ sở rà soát các nội dung của Đề án, tổng hợp đề xuất của EVN và ý kiến của các bộ ngành, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt một số nội dung cơ bản.
Về việc phê duyệt doanh mục doanh nghiệp thuộc EVN thực hiện sắp xếp, thoái vốn giai đoạn 2021-2025, Ủy ban đề nghị để Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong số đó, các đơn vị giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ chế Công ty mẹ - EVN gồm các công ty: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Ialy, Thuỷ điện Trị an, Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Sê San, Thuỷ điện Huội Quang – Bản Chát, Ban Quản lý dự án điện 1, 2, 3; Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN, Công ty mua bán điện, Công ty Viễn thông điện lực và CNTT, Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN, Trung tâm Thông tin Điện lực.
Doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Tổng Công ty Điện lực miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội; Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM; Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức.
Với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), đề án đưa ra lộ trình tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để thành lập Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia, chấm dứt hoạt động của A0.
Theo Ủy ban Quản lý vốn, việc EVN đề xuất thành lập Công ty TNHH MTV giai đoạn này là để đáp ứng tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam và tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Với Công ty Nhiệt điện Thái Bình, sẽ thành lập Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thái Bình, chấm dứt hoạt động của Công ty Nhiệt điện Thái Bình.
Với Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, sẽ thành lập Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, chấm dứt hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.
Doanh nghiệp do EVN nắm trên 50% vốn điều lệ gồm các Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1, 2, 4. Đề án đưa ra kế hoạch thực hiện cổ phần hoá tại Tổng Công ty Phát điện 1, EVN sẽ nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ. Giảm tỉ lệ sở hữu của EVN tại Tổng Công ty Phát điện 2 – CTCP và Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP, EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do EVN nắm dưới 50% vốn điều lệ là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh - CTCP; Công ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3.
Xây dựng lại phương án quản trị tài chính
Cũng tại Đề án, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đề nghị xây dựng phương án cơ cấu lại tài chính và tăng cường công tác quản trị tài chính tại EVN.
Theo đó, yêu cầu nghiên cứu cơ chế tài chính của EVN trong giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, xây dựng phương án tách bạch về tổ chức và hạch toán chi phí của bộ phận phân phối và bán lẻ thuộc các Tổng Công ty Điện lực.
Đồng thời, xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ - EVN với các đơn vị kinh doanh phân phối điện phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường. Xây dựng phương án tăng vốn điều lệ phù hợp với từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển…
Đối với phương án cơ cấu lại nhân sự, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước yêu cầu triển khai thực hiện thí điểm mô hình tập trung tại Công ty mẹ - EVN và Công ty mẹ - các tổng công ty, tập trung đầu mối, giảm lao động quản lý gián tiếp tại cấp quản lý trung gian, đơn vị cấp dưới để đảm bảo tinh gọn bộ máy.
Ngoài ra, Uỷ ban cũng yêu cầu EVN đẩy mạnh chuyển đổi số và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu và thực hiện chiến lược chuyển dịch năng lượng với mục tiêu đến 2025, EVN trở thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cung ứng điện khu vực phía Nam: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Phấn đấu hoàn thành Trạm biến áp 500kV Lào Cai và đấu nối giai đoạn 1 trong tháng 3/2023

Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị phối hợp tổ chức Giờ Trái đất 2023
Tin cùng chuyên mục

Trạm cắt 220kV Đắk Ooc và các đường dây 220kV đấu nối còn nhiều thách thức

Giải quyết các thách thức năng lượng Việt Nam bằng tuabin khí dẫn xuất

Ngành điện miền Nam: Tăng cường tuyên truyền đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp

Phát triển hydro xanh: Giải pháp quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng

EVNHANOI hoàn thành số hóa 100% hợp đồng mua bán điện sinh hoạt

PVN và Công ty Điện Ô Môn II ký kết thỏa thuận khung hợp đồng bán khí

Giá xăng dầu hôm nay 21/2: Xăng giảm hơn 300 đồng/lít, giá dầu giảm từ 700-750 đồng/lít

Doanh nghiệp Việt Nam-Đức tìm giải pháp cho thị trường năng lượng hiệu quả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ

An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu

Tổng giám đốc AFD thăm và làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Growatt khánh thành nhà máy sản xuất đầu tiên tại Việt Nam

Thừa Thiên Huế: Tích cực tuyên truyền Giờ Trái đất đến người dân, doanh nghiệp

IEA: Châu Á sẽ sử dụng một nửa lượng điện thế giới vào năm 2025

Hội thảo "Phối hợp điều độ, quản lý vận hành lưới điện truyền tải giữa các nhà máy năng lượng tái tạo"

Năng lượng xanh rất quan trọng đối với tương lai của Việt Nam

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển Điện lực tháo gỡ khó khăn mặt bằng dự án điện tại Bình Phước

Sớm tháo gỡ mặt bằng các dự án truyền tải điện đi qua Đồng Nai

EVN và Agribank ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án thuỷ điện Ialy Mở rộng
