Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022: Đông Nam Á tiếp tục “hút” vốn khởi nghiệp
Vòng xoay khởi nghiệp 19/12/2022 12:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Kinh nghiệm “gọi vốn” thành công cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam lọt top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Đông Nam Á |
Đông Nam Á - tiềm năng khởi nghiệp sáng tạo
Với chủ đề “Dịch chuyển dòng vốn toàn cầu”, Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 (Vietnam Venture Summit 2022) do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức vào sáng 19/12, tại Hà Nội. Sự kiện thu hút sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ và nhiều bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các quỹ đầu tư.
![]() |
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022 |
Thông tin từ diễn đàn cho thấy, sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ giữa các khu vực và quốc gia, trong đó các cơ hội đầu tư đang càng trở nên khó khăn hơn đối với cả các startups và các nhà đầu tư.
Cụ thể, theo phân tích của Crunchbase News, tổng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu trong quý III/2022 là 81 tỷ USD, giảm 90 tỷ USD (53%) so với năm trước và 40 tỷ USD (33%) so với quý trước. Tại Đông Nam Á, thị trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thu hút 3,72 tỷ USD trong quý III/2022, giảm 36,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm 22% so với quý II/2022.
Mặc dù tổng giá trị đầu tư giảm sút, nhưng thị trường Đông Nam Á vẫn được đánh giá là tiềm năng do một số yếu tố chính như: Tốc độ tăng trưởng của khu vực dự kiến duy trì ở mức 4-5%/năm; Quy mô thị trường lớn với 680 triệu dân; Mức độ phủ internet sâu rộng, tổng giá trị hàng hóa của kinh tế số dự đoán đạt 200 tỷ USD trong năm 2022, sớm 3 năm so với các dự đoán trước đó. Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng người dùng Internet với 20 triệu người dùng mới vào năm 2022, nâng tổng số người dùng Internet lên 460 triệu người.
Ông Vinnie Lauria - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Golden Gate Ventures - cho biết: Trong thập kỷ đầu tiên của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á, Singapore và Indonesia là những động lực tăng trưởng hàng đầu, trong đó Singapore mang đến nguồn tài chính và con người, Indonesia mang đến một thị trường nội địa khổng lồ.
Đến năm 2022, Việt Nam là trụ cột thứ ba của “tam giác vàng” này, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tài năng công nghệ hàng đầu, một văn hóa khởi nghiệp vốn có của Việt Nam và thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng. Khi kết hợp các yếu tố này với nhau đã giải thích được tại sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư toàn cầu đặt cược lớn vào Đông Nam Á.
Đặc biệt, theo dự báo của các chuyên gia tại diễn đàn, Đông Nam Á vẫn tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu trong nước cao hơn khi nhiều quốc gia mở cửa trong khi chính sách zero Covid-19 của Trung Quốc và cuộc chiến Nga-Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra khủng hoảng năng lượng, từ đó tạo ra những cơ hội mới cho Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, Đông Nam Á đã tham gia nhiều thỏa thuận thương mại và đều mang lại cơ hội lớn để vươn tới cả ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, cùng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ASEAN ký kết gần đây, được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy FDI trong khu vực bền vững hơn trong trung và dài hạn.
![]() |
Việt Nam hiện được đánh giá là "viên ngọc quý" mới nhất của Đông Nam Á |
Việt Nam nằm trong “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á
Báo cáo “Tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á” của Golden Gate Ventures ghi nhận sự “cộng sinh” của các thị trường Singapore, Indonesia, và Việt Nam sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng tiếp theo cho Đông Nam Á.
Theo Golden Gate Ventures, Singapore đóng vai trò quan trọng như một “thị trường kết nối” ở Đông Nam Á, chịu trách nhiệm tiên phong và lãnh đạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, với lợi thế là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, Indonesia mang đến một thị trường tiêu dùng khổng lồ đang phát triển trên nền tảng di động và có hiểu biết về kỹ thuật số, đặc biệt là trong phân khúc thương mại điện tử.
Giờ đây, Việt Nam đã và đang tham gia “Tam giác vàng khởi nghiệp Đông Nam Á” bằng cách mang tới một thị trường nội địa trẻ, sôi nổi với những tài năng công nghệ lớn và sự đổi mới liên tục. Cơ hội từ tam giác vàng này khó có thể tái tạo ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và sức mạnh của bộ ba Singapore - Indonesia - Việt Nam sẽ khiến Đông Nam Á trở thành "thỏi nam châm" thu hút dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Việt Nam hiện được đánh giá là viên ngọc quý mới nhất của Đông Nam Á và sự trỗi dậy của đất nước nhỏ bé này là kết quả từ sức hấp dẫn của thị trường với các nhà đầu tư, cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ với hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam (NIC), các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã huy động được mức kỷ lục 1,4 tỷ USD trên 165 giao dịch vào năm 2021, tăng 1,6 lần so với mức 894 triệu USD và 126 giao dịch vào năm 2019. Điều này cho thấy hoạt động giao dịch trên thị trường đã được cải thiện đáng kể, lấy lại động lực sau khi sụt giảm do đại dịch Covid-19. Đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục vào năm 2023 với mức GDP dự đoán là 6,7% vào năm 2023.
Nhìn nhận về thị trường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư quốc tế, và trong khu vực. 6 tháng đầu năm 2022, tổng số thương vụ đầu tư thành công tại Việt Nam chiếm 19% số thương vụ của toàn khu vực Đông Nam Á. Với đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ.
Để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu, báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm. Đồng thời, Bộ sẽ đề xuất cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Tại diễn đàn các năm 2019 và 2020, các quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam với số vốn cam kết tăng dần qua các năm, từ 425 triệu USD năm 2019 lên 815 triệu USD năm 2020. Tại diễn đàn hôm nay, vốn cam kết đầu tư của 39 quỹ đầu tư giai đoạn 2023 - 2025 là 1,5 tỷ USD. Tổng giá trị đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong 3 năm 2023 - 2025 dự kiến đạt 5 tỷ USD. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Sẽ có nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ khởi nghiệp năm 2023

Khảo sát nhu cầu hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Năm 2023, xuất nhập khẩu đối diện cơ hội và thách thức nào?

Earable® Neuroscience – doanh nghiệp Việt Nam duy nhất chiến thắng giải thưởng Đổi mới sáng tạo toàn cầu CES 2023

Amanotes nỗ lực giữ vị thế nhà phát hành game âm nhạc top 1 thế giới về lượng người dùng
Tin cùng chuyên mục

Visa bắt tay với công ty công nghệ tài chính của Singapore

Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2022: Tăng tốc, khởi nghiệp, sáng tạo

Khởi động Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp 2023

Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong chương trình 100+ LABs

Việt Nam lọt top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Đông Nam Á

Hậu duệ nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô thúc đẩy khởi nghiệp với “The Startup 2023”

Sắp diễn ra Diễn đàn Mekong Startup lần I - năm 2022 tại Đồng Tháp

Giải Chung kết VietChallenge 2022 tại New York đã tìm thấy chủ nhân

Lộ diện 3 đội thắng cuộc Chương trình Kỹ năng Quản lý Tài chính

Xe điện thông minh Selex: Hướng đến mục tiêu trở thành thương hiệu xe điện hàng đầu Đông Nam Á

Thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học

Fumee Tech và giấc mơ của một doanh nhân trẻ khởi nghiệp ngành cơ khí

Ứng dụng nội dung âm thanh Fonos nhận vốn đầu tư 1,8 triệu USD

Đà Nẵng: Xây dựng mạng lưới chuyên gia và nhà đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đà Nẵng: Thành lập không gian khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Đà Nẵng lần thứ 5 - SURF 2022

Vì sao thị trường fintech Việt Nam được nhận định chưa bão hòa?

Đắk Lắk: Lan tỏa phong trào khởi nghiệp tại huyện biên giới Buôn Đôn

Doanh nghiệp khởi nghiệp Hà Nội được hỗ trợ học hỏi ở nước ngoài
