Năm 2023, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tiếp tục theo đuổi chuyển đổi số
Tiêu dùng - Khuyến mại 23/02/2023 14:46 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Australia trong lĩnh vực bán lẻ Bộ Công Thương đã đồng hành, sát cánh với các doanh nghiệp bán lẻ |
Ngày 23/2, Zebra Technologies Corporation - hãng sáng tạo tiên phong các giải pháp dành cho doanh nghiệp và đối tác nhằm giúp họ có được hiệu suất tối ưu – đã chia sẻ những giải pháp về một số xu hướng được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong năm 2023 trong lĩnh vực bán lẻ.
![]() |
Cả khách hàng mua trực tiếp tại cửa hàng và khách hàng mua trực tuyến đều coi tính sẵn có và đa dạng của sản phẩm là hai lý do hàng đầu khiến họ mua sắm. |
Theo đó, ngành bán lẻ đã gặp nhiều khó khăn thách thức trong 36 tháng vừa qua, từ việc đóng cửa chưa từng có tiền lệ trên toàn cầu cho tới quá trình mở cửa trở lại không đồng đều và bất ổn, cho đến trạng thái “bình thường mới” trong việc đối mặt với các thách thức về lạm phát, chuỗi cung ứng và tình trạng bất trắc chung.
Việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm họ mong muốn là yếu tố rất quan trọng, là nhân tố cốt lõi trong hoạt động của một doanh nghiệp bán lẻ. Theo Nghiên cứu mua sắm toàn cầu thường niên lần thứ 15 của Zebra, cả khách hàng mua trực tiếp tại cửa hàng và khách hàng mua trực tuyến đều coi tính sẵn có và đa dạng của sản phẩm là hai lý do hàng đầu khiến họ mua sắm.
Về phía cung, dự báo sẽ có nhiều thách thức về nguồn hàng và giá cả. Hơn nữa, lãi suất cao làm tăng chi phí vận chuyển, khiến các nhà bán lẻ đặt mục tiêu giảm chi phí vận chuyển hàng hoá. Về phía cầu, điện thoại thông minh cho phép khách hàng có thể nhanh chóng so sánh các cửa hàng, trong khi việc dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong tương lai trở nên khó khăn hơn trong điều kiện lạm phát.
Ngoài việc cần đặt đúng đơn hàng — như đúng chủng loại, kích cỡ và các yếu tố khác — thì các doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2023 sẽ cần có cái nhìn toàn diện về hàng trong kho trên một số khía cạnh chính gồm: Mức độ sẵn có trên kệ; hiện đại hóa việc thực hiện đơn hàng tại cửa hàng; nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng hoá nhờ các hoạt động đầu tư và thực hành tích cực chống trộm cắp và lừa đảo.
Thứ hai, những khái niệm từng nằm ngoài khả năng giờ đã được hiện thực hoá trên quy mô lớn. Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu sự liền mạch, linh hoạt với những trải nghiệm riêng lẻ trước đây trong việc duyệt, tìm hiểu, mua sắm và tiêu thụ sản phẩm của nhà bán lẻ.
Thay đổi căn bản này bắt buộc người bán cần tư duy lại về các hoạt động bán lẻ, và cũng có thể sự thay đổi này đã và đang xảy ra – vì nhiều nhà bán lẻ đã bắt đầu quá trình chuyển đổi. Năm 2023 dự kiến những trải nghiệm này sẽ còn tiếp tục được cải thiện và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà bán lẻ.
Một số yếu tố chính giúp tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống bao gồm: Hiện đại hóa quy trình thực hiện đơn hàng tại cửa hàng; mở rộng khả năng quan sát cho toàn mạng lưới phân phối; tối ưu hóa hoạt động hậu cần ngược.
Thứ ba, nhân viên bán hàng có thể là hạng mục chi phí lớn nhất của nhiều nhà bán lẻ, và nhiều vị trí công việc này thường bị bỏ trống. Tự động hóa lấy con người làm trung tâm thường là một giải pháp giúp giảm bớt các công việc lặp lại và tẻ nhạt, giải phóng thời gian để nhân viên bán hàng thực hiện các công việc có giá trị cao hơn như hỗ trợ khách hàng.
Nhờ tối ưu hóa quá trình quản lý lực lượng lao động, các nhà bán lẻ có thể dự báo chính xác nhu cầu về lực lượng lao động, kết hợp với các kỹ năng và thời vụ thích phù hợp để tối ưu hóa thời gian làm việc cho nhân viên và áp dụng các cơ chế dễ dàng để đăng ký nghỉ, đổi ca và đáp ứng các nhu cầu khác của nhân viên. Hợp lý hóa quản lý tác vụ giao tiếp cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả chung bằng cách tối ưu hóa và đơn giản hóa việc thực hiện nhiệm vụ.
Ông Christanto Suryadarma - Phó Chủ tịch Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Zebra Technologies châu Á Thái Bình Dương - cho biết, thị trường bán lẻ của Việt Nam ước tính sẽ tăng thêm 163,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 11,4% trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027, chiếm khoảng 12%GDP của cả nước. Chính phủ Việt Nam coi chuyển đổi số là một nhân tố thiết yếu để duy trì tăng trưởng và thịnh vượng của cả nước. Theo tư duy đó, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số vào năm 2023 và trong những năm tới.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cà phê Starbucks bị thu hồi ở Mỹ vì chứa thủy tinh đã bị xóa khỏi sàn Shopee Việt Nam

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: 360 cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm

Bắc Ninh lập đoàn giám sát an toàn thực phẩm tại Festival “Về miền Quan họ-2023”.

Cần thực hiện nhiều giải pháp để ngày “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” 15/3 có ý nghĩa thiết thực hơn

Thời trang second hand: Xu hướng tiêu dùng mới của giới trẻ

Rộn ràng mua sắm tại Lễ hội táo Washington siêu thị BRGMart 2023

Quảng Ninh: Kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm

VietinBank tung Gói SME UP 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023

Grab Việt Nam tung loạt ưu đãi hấp dẫn nhân dịp Lễ Tình nhân 14/2

Sau Melbourne, Vietjet mở đường bay thẳng TP.Hồ Chí Minh - Sydney

MG Việt Nam hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho khách mua xe sedan MG5

Audi Việt Nam tung ưu đãi cho các mẫu sedan & SUV cùng các mẫu xe điện Audi

LienVietPostBank: Gần 120 tỷ đồng quà tặng cho khách hàng gửi tiết kiệm nhân kỷ niệm 15 năm thành lập

Sắp diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023

Hòa Phát ký hợp đồng gia công sản phẩm trứng gà sạch vào chuỗi các siêu thị WinMart

Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Không có chuyện tăng giá hàng hóa sau Tết

Honda Việt Nam tung ưu đãi 100% lệ phí trước bạ khi mua Honda CR-V và Honda City

Sự thật về tivi Xiaomi đang "làm mưa làm gió" trên thị trường

Bộ Tài chính: Kiểm soát, siết chặt thu phí tham quan, dịch vụ trông giữ xe sau Tết
