Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ

Nhà dài Ê Đê là một công trình văn hóa độc đáo, với không gian sống điển hình của một gia đình mẫu hệ của dân tộc Ê Đê.
Bến nước trong đời sống người Tây Nguyên Kết nghĩa mẹ con, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ê Đê

Ngôi nhà dài Ê Đê truyền thống của dân tộc Ê Đê do phụ nữ làm chủ, phản ánh sự tồn tại của chế độ mẫu hệ. Tập tục của người Ê Đê là con trai lấy vợ phải về nhà vợ ở, con gái cưới chồng căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Cứ như thế, nhà dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ người Ê Đê nơi đại ngàn Tây Nguyên.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê là một công trình văn hóa độc đáo
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ

Nghệ nhân H’Hoa Niê KSơR xã Eâ Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Sinh sống ở nhà dài Ê Đê chúng tôi được tận hưởng cuộc sống đầm ấm, yên vui trong một đại gia đình. Tối đến, cả nhà quây quần bên bếp chủ, ngồi trên ghế dài Kpan nơi “Gah” (phòng khách) nghe ông kể chuyện cổ tích về người Ê Đê nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Nghe bà, mẹ hát những làn điệu dân ca Ê Đê mượt mà, sâu lắng. Nghe anh chị đánh cồng, nhảy múa...

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê không gian gắn kết bao thế hệ
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nghe anh chị đánh cồng, nhảy múa...

Nhà dài Ê Đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong. Người Ê Đê thường làm nhà theo hướng Bắc - Nam. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Nhà dài Ê Đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Phòng khách bày rất nhiều đồ dùng như ché rượu cần, cồng chiêng
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Là những tài sản giá trị

Không gian nhà dài Ê Đê theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: Từ cửa chính đi vào là một phần rộng, chiếm 1/3 hay 2/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt nhiều đồ vật quý. Với nhà dài Ê đê, gia chủ giàu có thì ở phòng khách người ta bày rất nhiều đồ dùng như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng… là những tài sản rất có giá trị với người Ê Đê. Nếu số lượng những đồ vật này càng nhiều thì có thể hiểu rằng đây là một gia đình rất giàu có.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Cầu thanh đực và cầu thang cái, đặc điểm nổi bật của nhà dài Ê Đê
Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Cầu thang cái được khắc họa hai bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết

Đặc điểm riêng của nhà dài Ê Đê là có hai cầu thang. Cầu thanh đực và cầu thang cái. Cầu thang cái được khắc họa hai bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết cùng những hình họa được chạm trổ văn hoa tinh sảo để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến công lao của người phụ nữ, người trụ cột của gia đình. Ngược lại, cầu thang đực chỉ là một cây gỗ, có 5 - 7 bậc thang.

Nhà dài Ê Đê, không gian sống của gia đình mẫu hệ
Ngôi nhà dài cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Ê Đê

Nhà dài là nét đẹp văn hóa rất tiêu biểu của dân tộc Ê Đê. Ngôi nhà mang những giá trị, sắc thái mang đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa truyền thống từ ngày xưa cho đến bây giờ. Nhà dài Ê Đê đã góp phần quan trọng làm đa dạng hơn cho truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa người Việt Nam. Nơi đây không chỉ là nơi ở mà còn là không gian gắn kết bao thế hệ dòng tộc của người Ê Đê.

Cùng với niềm tự hào về ngôi nhà dài truyền thống của mình, người Ê Đê cũng còn nỗi niềm riêng khi những ngôi nhà dài Ê Đê ngày càng xuống cấp và cứ dần vắng bóng trong buôn. Xu thế bê tông hóa nhà cửa nên nhà dài Ê Đê đúng nguyên bản của nhà dài truyền thống với chất liệu là gỗ, nứa, mái tranh đã có dấu hiệu mai một. Vì thế, việc phục dựng bảo tồn kiến trúc giá trị văn hóa nhà dài Ê Đê là việc làm cấp thiết rất cần sự sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như đồng bào Ê Đê.​

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà dài Ê Đê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

Hơn 600 học sinh tiểu học và 34 giáo viên ở vùng cao tỉnh Lào Cai và Sơn La đã được tiếp cận dự án giáo dục STEM với sự hỗ trợ từ Công ty 3M.

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo nghi thức “Chậm đò ho” của dân tộc Thổ

Độc đáo nghi thức “Chậm đò ho” của dân tộc Thổ

Nghi thức “Chậm đò ho” của dân tộc Thổ phản ánh nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng, thể hiện tính gắn kết cộng đồng trong đời sống thường ngày cũng như dịp Tết.
Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền

Từ bao đời nay, nghề thêu trang phục truyền thống của người Dao tiền chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm. Đây là nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy.
Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
Chiêm ngưỡng mùa hoa cải vàng Hồng Thái

Chiêm ngưỡng mùa hoa cải vàng Hồng Thái

Xuân về cũng là thời điểm những cánh đồng hoa cải vàng rực rỡ của xã Hồng Thái (Na Hang) bắt đầu nở rộ trở thành điểm du xuân vùng cao vô cùng lãng mạn.
Hưn mạy - nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng

Hưn mạy - nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần của dân tộc Kháng

Đối với đồng bào dân tộc Kháng, “hưn mạy” là nhạc cụ truyền thống, món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Cao nguyên trắng Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn du xuân

Cao nguyên trắng Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn du xuân

Bắc Hà là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, là mảnh đất lưu giữ nhiều danh thắng tuyệt đẹp và các di tích lịch sử nổi tiếng.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu gắn với du lịch huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến hết ngày 9/2/2023.
Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, huyện vùng cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum còn là vùng đất có nhiều loại dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh...
Lễ hội Đình Lục Nà năm 2023 hứa hẹn nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc

Lễ hội Đình Lục Nà năm 2023 hứa hẹn nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc

Lễ hội đình Lục Nà -Bình Liêu sẽ được tổ chức vào ngày 6-7/2 (tức ngày 16-17 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.
Lễ hội Lùng tùng - Lễ xuống đồng của dân tộc Thái Tây Bắc

Lễ hội Lùng tùng - Lễ xuống đồng của dân tộc Thái Tây Bắc

Lễ hội Lùng tùng - Lễ xuống đồng là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc mở đầu cho một mùa xuân mới, mùa màng bội thu.
Cao nguyên trắng Bắc Hà rực rỡ sắc hoa xuân hút khách du lịch

Cao nguyên trắng Bắc Hà rực rỡ sắc hoa xuân hút khách du lịch

Đi qua những ngày đông lạnh giá, hương xuân ấm áp ùa về khắp các bản làng ở vùng cao miền cao nguyên trắng Bắc Hà.
Trai bản, thôn nữ Mông vùng cao Bắc Hà “rồng rắn” xuống phố chơi Tết

Trai bản, thôn nữ Mông vùng cao Bắc Hà “rồng rắn” xuống phố chơi Tết

Giới trẻ người dân tộc Mông Bắc Hà như thông lệ nhiều năm nay lại “rồng rắn” từ các thôn, bản làng vùng cao xuống phố huyện chơi tết.
Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Mùa xuân mới đã về. Không khí xuân tươi vui len lỏi gõ cửa mọi nhà, hiện hữu trên từng đường quê, ngõ xóm.
Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Mùa xuân năm nay dường như về sớm hơn, Tết năm nay chắc chắn sẽ vô cùng đáng nhớ với ngời Mông ở thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường, huyện biên giới Bát Xát, Lào Cai.
Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc tại Bảo tàng Dân tộc học

Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc tại Bảo tàng Dân tộc học

Sáng ngày 23 tháng Chạp (ngày 14 tháng 1 năm 2023) tại Bảo tàng Dân tộc học (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc".
Mang Xuân ấm đến nơi biên giới tỉnh Đắk Nông

Mang Xuân ấm đến nơi biên giới tỉnh Đắk Nông

Những phần quà ý nghĩa được trao tận tay người dân xã biên giới Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã mang Tết đến sớm với bà con miền biên viễn.
Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại Hòa Bình

Chiều ngày 7/1/2023 đã khai mạc Chương trình “Tết đồng bào 2023” tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền

Lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền

Lễ cầu mùa diễn ra vào những ngày đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền gửi gắm tâm tư, ước nguyện cầu mong mùa màng tươi tốt, cây trĩu quả, chăn nuôi phát triển…
Tết vì người nghèo xuân Quý Mão 2023 tại Làng Văn hóa

Tết vì người nghèo xuân Quý Mão 2023 tại Làng Văn hóa

Ngày ̉6/1/2023, tại Làng Văn hóa đã tổ chức Chương trình “Tết vì người nghèo” xuân Quý Mão 2023 với hoạt động “Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết”.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022

Vượt qua những thách thức, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm qua chuyển biến tích cực; công tác dân tộc cũng đạt được kết quả quan trọng...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động
ӣLOL  ׻羺APP  LOL