Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Việc phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm từ Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) đã và đang được nhiều địa phương chú trọng thực hiện.
Đồng Tháp: Phát triển các sản phẩm OCOP từ sen Nhân rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sức lan tỏa sản phẩm OCOP

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đến hết năm 2022, cả nước đã có 8.689 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên, tăng 3.919 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,3% sản phẩm 4 sao, 20% sản phẩm đạt hạng 5 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm đã đạt hạng 5 sao. Hiện có hơn 4.273 chủ thể có sản phẩm OCOP, trong đó chủ thể là hợp tác xã chiếm tỷ lệ 38,6%, doanh nghiệp chiếm 26,1%, còn các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ dân chiếm 32,9% trên tổng số chủ thể. Dự kiến đến cuối năm 2023, cả nước có 9.500 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên.

Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Một số sản phẩm OCOP được công nhận 3 - 4 sao của TP Cần Thơ

Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) đến nay đã thu được những kết quả đáng kể, khi góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy và nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa. Từ đó nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân, phù hợp với phòng trào xây dựng nông thôn mới cũng như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Theo ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ: Chương trình Mỗi xã 1 sản phẩm OCOP đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển các sản phẩm chủ lực tại các địa phương, thúc đẩy ngành nghề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Các sản phẩm OCOP với sự kết tinh của văn hóa truyền thống, bản sắc cộng đồng và tài nguyên bản địa, cùng với chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, có bao bì đẹp, địa chỉ nơi sản xuất rõ ràng… đã tạo được lòng tin của người tiêu dùng và được nhiều người chọn sử dụng. Hơn thế nữa nhiều sản phẩm CCOP đã có tác động lan tỏa hết sức rộng lớn và sâu sắc, được phát triển ở hầu hết các địa phương, vùng miền trong cả nước, giúp cho nhiều sản vật hàng hóa của nhiều vùng miền đã định hình được chỗ đứng trên thị trường nội địa và bắt đầu vươn ra xuất khẩu.

Đánh giá từ nhiều địa phương cho thấy việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường, đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của địa phương.

Duy trì chất lượng, nâng tầm sản phẩm OCOP

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, toàn quốc phấn đấu đến năm 2025 ít nhất có 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng, ưu tiên phát triển sản phẩm gắn với thương hiệu và phát triển du lịch nông thôn.

Để nâng cao hiệu quả chương trình, theo Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú các chủ thể sản phẩm OCOP cần được sự hỗ trợ về chính sách, vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, cũng như giảm bớt các chi phí trong hoạt động bao gồm chi phí sản xuất và gia nhập thị trường, vận chuyển dự trữ… Bởi đa phần các đơn vị sản xuất và chế biến các sản phẩm OCOP đều là các hộ, các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ nên bị hạn chế về tiềm lực để phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, phát triển phong trào OCOP phải luôn đi đôi với giữ gìn bản sắc các vùng miền, địa phương. Công tác bảo vệ môi trường luôn phải coi trọng để phát triển một cách bền vững. Mỗi 1 sản phẩm OCOP phải trở thành 1 câu chuyện đầy thú vị với các khách hàng gần xa nhưng phải luôn được làm mới, bằng cách đưa khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến, tận dụng các ưu điểm của công nghệ thời đại 4.0 để nâng cao năng suất lao động trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ của từng sản phẩm.

Ngoài ra, các sản phẩm OCOP nói riêng và hàng hóa nói chung muốn phát triển bền vững điều tiên quyết là phải được bảo vệ, thông qua công tác kiểm soát thị trường chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, được xây dựng và bảo vệ thương hiệu bài bản.

Từ phía các địa phương cũng xác định tập trung vào các giải pháp trọng tâm như nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành, chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP, tuyên truyền nâng cao nhận thức; đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại sản phẩm Chương trình OCOP; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để tạo niềm tin người tiêu dùng.

Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Tỉnh Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả Chương trình OCOP nhờ chu trình thường niên

Để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chú trọng đến việc thực hiện chu trình OCOP thường niên.
Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm cho sản phẩm OCOP

Sau 4 năm thực hiện Chương trình đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm OCOP Quốc gia 5 sao; 11 sản phẩm 4 sao; 143 sản phẩm 3 sao.
197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập

197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập

Đến nay đã có 197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập, trong đó 135 DN ngành thực phẩm, còn lại ngành phi thực phẩm.
Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 2: Nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Mặc dù đã đạt được một số thành công, song chương trình OCOP Bắc Giang vẫn đang đối diện với một số khó khăn cần giải quyết.
Quảng Ninh kết nối mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Quảng Ninh kết nối mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Với mục tiêu mở rộng thị trường sản phẩm OCOP, tỉnh Quảng Ninh đang dần hướng đến việc kết nối các sản phẩm OCOP trong cả nước.
Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP

Bắc Giang: Nâng tầm thương hiệu nông sản nhờ Chương trình OCOP - Bài 1: Điểm sáng từ Chương trình OCOP

Với nguồn nông sản dồi dào, những năm vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP để nâng cao giá trị.
Thái Bình: Lan tỏa sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Thái Bình: Lan tỏa sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Hoạt động lan tỏa sản phẩm OCOP gắn với phát triển di lịch của tỉnh Thái Bình là hướng đi đúng đắn, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.
Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam

Triển vọng tươi sáng của các sản phẩm OCOP Việt Nam

Chương trình mỗi xã mỗi làng một sản phẩm OCOP được phát động trong 4 năm qua, bắt đầu từ năm 2018.
Đa đạng sản phẩm OCOP tại gian hàng trưng bày các sản phẩm Vùng đồng bằng sông Hồng

Đa đạng sản phẩm OCOP tại gian hàng trưng bày các sản phẩm Vùng đồng bằng sông Hồng

Hội chợ OCOP trong khuôn khổ Hội nghị phát triển vùng đồng bằng sông Hồng có gần 100 gian hàng, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP địa phương.
Thêm kênh phân phối cho sản phẩm OCOP Thái Bình

Thêm kênh phân phối cho sản phẩm OCOP Thái Bình

Thái Bình hiện có 64 sản phẩm OCOP, trong đó, 32 sản phẩm đạt 4 sao, 32 sản phẩm đạt 3 sao.
Hà Nội: Mở rộng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng

Hà Nội: Mở rộng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng

Cùng với việc nâng cao chất lượng hàng Việt Nam hơn nữa, cần tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối để đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng.
PV GAS tích cực, sáng tạo, đạt hiệu quả cùng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

PV GAS tích cực, sáng tạo, đạt hiệu quả cùng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

PV GAS tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và quảng bá hàng hóa Việt Nam.
Đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng

Đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng

Đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng... là một trong những điểm nhấn trong thực hiện Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ thành phố Hà Nội
Hương trầm Hà Tĩnh: Không ngờ đơn hàng Tết nhiều hơn năm ngoái

Hương trầm Hà Tĩnh: Không ngờ đơn hàng Tết nhiều hơn năm ngoái

‘Làm ngày làm đêm’ là cách mà người dân địa phương nói về các cơ sở sản xuất hương trầm ở Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh khi vào vụ Tết.
Bộ Công Thương giữ vai trò quan trọng trong kết nối, tiêu thụ hàng Việt

Bộ Công Thương giữ vai trò quan trọng trong kết nối, tiêu thụ hàng Việt

"Tôi đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong triển khai Cuộc vận động đó là chia sẻ của ông Đỗ Văn Chiến-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam với phóng viên.
Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh: Công cụ điều tiết giá hiệu quả

Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh: Công cụ điều tiết giá hiệu quả

Từ mục tiêu ban đầu là cố định giá cả mùa Tết, sau 20 năm chương trình bình ổn thị trường đã trở thành công cụ điều tiết giá thị trường tại TP.HCM.
Hòa Bình trao chứng nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hòa Bình trao chứng nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Trong khuôn khổ Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc-Hòa Bình 2022 vừa qua, tỉnh Hòa Bình đã trao chứng nhận cho 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
20 năm bình ổn thị trường tại TP. Hồ Chí Minh: Hành trình dài, dấu ấn lớn

20 năm bình ổn thị trường tại TP. Hồ Chí Minh: Hành trình dài, dấu ấn lớn

Xuyên suốt 20 năm qua Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến căn bản từ nhận thức "bình ổn giá" sang "bình ổn thị trường".
Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết

Sản phẩm OCOP Nghệ An tăng tốc phục vụ thị trường Tết

Thời điểm này, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP ở Nghệ An đã đầu tư về hình thức, mẫu mã để sẵn sàng nguồn hàng hóa phục vụ thị trường Tết.
Hơn 90 gian hàng tham gia "Chợ Tết Công đoàn năm 2023" tại Quảng Nam

Hơn 90 gian hàng tham gia "Chợ Tết Công đoàn năm 2023" tại Quảng Nam

Chợ Tết Công đoàn năm 2023 đã thu hút hơn 90 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia bán giảm giá các mặt hàng thiết yếu cho đoàn viên và người lao động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động
ӣ