Phiên họp thứ hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Đức về Hợp tác Kinh tế
Năm 2020, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Năng lượng Cộng hòa Liên bang Đức đã ký thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Đức về Hợp tác Kinh tế nhằm hiện thực hóa các hợp tác giữa hai Nước một cách cụ thể, nâng cấp mối quan hệ hợp tác song phương lên mức cao hơn, cơ chế hợp tác này được mong đợi sẽ hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp hai Bên.
![]() |
Ngày 12 tháng 01 năm 2021, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Kinh tế và Năng lượng Cộng hòa Liên bang Đức (nay là Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang) tổ chức Phiên họp thứ nhất Ủy ban hỗn hợp bằng hình thức trực tuyến. Tại đây, hai Bên đã trao đổi khả năng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp 4.0, chế biến chế tạo, năng lượng, giáo dục – đào tạo nghề cũng như lắng nghe ý kiến và chia sẻ của các doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đang hoạt động tại hai nước như: FPT, Đồng Xuân, Trường Đại học Công nghiệp, Bosch, Schaeffler, PNE...
![]() |
![]() |
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các nội dung đã thống nhất tại Phiên 1, ngày 23/02/2023, Phiên họp lần 2 Ủy ban hỗn hợp đã được tổ chức tại Berlin dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Cộng hòa Liên bang Đức Udo Philipp.
Tham dự Phiên họp có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, đại diện các tổ chức, hiệp hội, đơn vị chức năng liên quan (GTAI, OAV, APA, DIHK...) cùng đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam (Tổng công ty Dược Việt Nam, Vietinbank, Vietnam Airlines, Becamex IDC, FPT, T&T Group...) và Cộng hòa Liên bang Đức (Siemens AG, Siemens Energy, Enertrag, Adidas, Drägerwerk, HDI Global...).
![]() |
Tại cuộc họp lần này, hai Bên đã trao đổi, đánh giá tổng quan về quan hệ kinh tế song phương cũng như thảo luận về các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực quan tâm chung như năng lượng, an ninh năng lượng, chuyển đổi năng lượng, công nghiệp 4.0, việc tháo gỡ các rào cản thương mại cũng như tăng cường các hoạt động xúc tiến, trong đó có dịch vụ, logistics để tận dụng một cách tối đa lợi ích mang mại từ Hiệp định EVFTA.
Trong khuôn khổ phiên họp, các doanh nghiệp hai bên cũng đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cũng như chia sẻ, đóng góp ý kiến với đại diện các đơn vị chức năng hai bên.
Kết thúc Phiên họp, hai Bộ bên đã thống nhất phương hướng hợp tác cụ thể trong thời gian tới và ký kết Biên bản Phiên họp lần hai Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Đức, đồng thời xác định thời gian cho Phiên họp lần thứ 3 trong năm 2025.
Cộng hòa Liên bang Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 20% xuất khẩu của ta sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Việt Nam được CHLB Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 33/232 nước xuất khẩu hàng hoá vào CHLB Đức, hạng 49/206 nước nhập khẩu hàng hoá từ CHLB Đức. Tuy vậy, Đức vẫn coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng và là bạn hàng quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, khi Hiệp định EVFTA Việt Nam – EU đã có hiệu lực và phát huy được hiệu quả. Tính đến hết tháng 12 năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Đức đạt gần 12,6 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ, Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD, tăng 23,1%, chiếm hơn 71% giá trị xuất nhập khẩu với các mặt hàng xuất khẩu chính là máy móc thiết bị, điện thoại, giày dép, dệt may, cà phê, thủy sản... Kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 3,6 tỷ USD, giảm nhẹ 8,2%, tập trung các mặt hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dược phẩm, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô...Đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu cũng các bất ổn về địa chính trị tại châu Âu. Là nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, Cộng hòa Liên bang Đức coi Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh ở Châu Á. Tuy nhiên, đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức vào Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn hai bên. Đến hết năm 2022, Đức có 441 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2,37 tỷ USD, đứng thứ 18/141 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trên 3/4 số dự án và 2/3 số vốn đầu tư của Cộng hòa Liên bang Đức vào Việt Nam tập trung vào các ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ kĩ thuật, thông tin truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm. Một số tập đoàn đa quốc gia của Cộng hòa Liên bang Đức đã có đầu tư tại Việt Nam như: Daimler – Chrysler (sản xuất ô tô Mercedes – Benz), B.Braun (sản xuất thiết bị y tế), Messer (tách hóa lỏng khí phục vụ luyện kim), Siemens... |

Việt Nam và Đức họp phiên thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế

Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện công tác ngoại giao kinh tế
Tin mới cập nhật

Chuyển đổi số cần đi trước, đón đầu, có phản ứng, giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới

Xây dựng Phú Thọ thành trung tâm của vùng núi phía Bắc

Phiên họp thứ hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Đức về Hợp tác Kinh tế
Tin khác

Quyết liệt, nỗ lực, hiệu quả hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế

Quyền Chủ tịch nước tiếp Đại sứ các nước Thụy Sĩ, Malaysia, Campuchia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam

Chương trình gặp gỡ đầu xuân giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Hoàn thiện chính sách về đất đai là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng chủ trì phiên họp về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Khai mạc Hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch công tác HĐND

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng và phát triển đất nước

2 nghị định về đất đai và lấn biển: Phải bảo đảm lợi ích của dân, doanh nghiệp, nhà nước

Việt Nam - Campuchia thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng
Đọc nhiều

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang tạm giữ hàng hóa không có chứng từ

Lịch thi đấu trực tiếp vòng 4 V.League 2023 hôm nay ngày 19/2: Hoàng Anh Gia Lai-Công An Hà Nội, Viettel-Nam Định

Tỉnh Quảng Ninh: Kịp thời cứu nạn nhóm ngư dân bị đắm tàu

Cần Thơ đề xuất xây thêm cầu gần 9.200 tỷ đồng bắc qua sông Hậu sang Đồng Tháp

Hải Phòng: Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân diễn ra từ 26 - 28/2

Mở đường bay thẳng Hà Nội - Cà Mau

Khai hội đền Xã Tắc năm 2023 tại tỉnh Quảng Ninh

Bình Thuận kỳ vọng vào Năm Du lịch quốc gia 2023

Xuất khẩu hạt tiêu có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc
