Sản xuất, thương mại nông sản không gây mất rừng của EC: Mặt hàng nào sẽ chịu tác động?

Dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su sẽ chịu tác động từ Quy định về chuỗi cung ứng không gây mất rừng và suy thoái rừng của Ủy ban châu Âu.
Phiên họp Bộ trưởng 19 nước xuất khẩu nông sản Cairns: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị phải giữ thương mại nông sản được thông suốt Điểm tên những thách thức từ các thị trường xuất khẩu nông sản năm 2023

Sáng 24/2, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Liên minh châu Âu, và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo kỹ thuật sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - nhấn mạnh, việc phá rừng và suy thoái rừng đang là những nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu và mất mát đa dạng sinh học trên toàn cầu.

Nhằm giảm thiểu rủi ro các sản phẩm trong chuỗi cung ứng liên quan đến phá/suy thoái rừng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro các sản phẩm trong chuỗi cung ứng liên quan đến phá/suy thoái rừng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU. Tháng 11/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất xây dựng Quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng. Đến tháng 12/2022, thỏa thuận chính trị sơ bộ giữa Nghị viện và Hội đồng châu Âu đã được thông qua.

Nếu Quy định này được thực thi sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và các quốc gia xuất khẩu nông sản vào thị trường EU. “Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để tạo một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng”, ông Patrick Haverman nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau thảo luận về vai trò của các công ty tư nhân trong việc hợp tác với chính phủ và các nhà sản xuất địa phương để giảm thiểu biến đổi khí hậu và loại bỏ nạn phá rừng. Bên cạnh đó, cùng nhau phân tích sâu về những thách thức và cơ hội của việc xác định hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng.

Ông Jesus Lavina - Phó Ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - chia sẻ, Quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng dự kiến tháng 6 này sẽ có hiệu lực và dự kiến tháng 12/2024 bắt đầu áp dụng các nghĩa vụ đối với nhà vận hành (từ tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ).

Khi Quy định này đi vào thực thi, chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được phép nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ EU. Các nghĩa vụ chính được áp dụng cho các nhà vận hành và thương nhân không phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Truy xuất nguồn gốc cũng sẽ được thực hiện nghiêm ngặt giữa hàng hóa với lô đất nơi sản xuất. Các sản phẩm sẽ cần phải hợp pháp theo luật của quốc gia sản xuất, bao gồm quyền con người, quyền lao động hiện hành và sự đồng thuận thỏa đáng, tự nguyện và được thông báo trước.

xuất khẩu cà phê
Cà phê một trong các mặt hàng dự kiến sẽ chịu tác động bởi Quy định này

Các hàng hóa dự kiến sẽ chịu tác động bởi Quy định này gồm: Dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ đó (ví dụ: sôcôla, đồ nội thất, lốp xe, sản phẩm in). Quy định áp dụng cho cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu và các sản phẩm có nguồn gốc từ đó. Ban đầu bao phủ các mặt hàng đã được chọn và sản phẩm phái sinh; danh sách được cập nhật thường xuyên.

Theo ông Jesus Lavina, quy định sẽ có tác động đến các nhà cung cấp cả trong và ngoài EU. Do đó, tất cả các chủ thể liên quan cần sẵn sàng cho việc áp dụng từ cuối năm 2024 – người thích ứng nhanh nhất sẽ có lợi thế cạnh tranh. EU sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nỗ lực của các nước đối tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp, quản lý rừng bền vững và phát triển chuỗi cung ứng minh bạch và bền vững.

Không có bất cứ hàng hóa và sản phẩm nào trong phạm vi của Quy định được phép đưa vào thị trường châu Âu nếu chúng được sản xuất trên đất bị chặt phá rừng hay suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020”, ông Jesus Lavina cho hay.

Tại Hội thảo, bà Karina Barrera - Trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Bộ Môi trường, Nước và Chuyển đổi Sinh thái, phụ trách Biến đổi Khí hậu của Ecuador cũng đã chia sẻ các chính sách và quan hệ đối tác của Ecuador nhằm đưa thương mại cà phê trở nên thân thiện hơn với rừng và khí hậu, thúc đẩy những thay đổi trực tiếp có thể dẫn đến chuyển đổi sáng tạo để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - nhận định, xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chịu không ít tác động bởi quy định này, trong đó cà phê là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

"Tây Nguyên, là khu vực sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam không chỉ được biết đến là thủ phủ của cà phê, Tây Nguyên còn phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp khác như cao su, hồ tiêu, cây ăn trái trong nhiều năm trở lại đây.

Thông qua việc chia sẻ các quy định của EU cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp, bạn bè quốc tế về phát triển các ngành hàng không gây mất rừng, từ đó chúng ta xây dựng lộ trình phát triển các ngành hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng các quy định của EU trong thời gian tới”, ông Trần Quang Bảo nói.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam mong muốn hợp tác với Đức về nông nghiệp và đổi mới sáng tạo

Việt Nam mong muốn hợp tác với Đức về nông nghiệp và đổi mới sáng tạo

Từ ngày 23-25/2, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã thăm và làm việc với các ban ngành Đức nhằm tiếp nối, cụ thể hóa các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia: Hướng đến tầm vóc mới

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia: Hướng đến tầm vóc mới

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, trong đó, hợp tác về kinh tế là một trong những điểm sáng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (24/2): Bakhmut đang trong tình trạng bị bao vây

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (24/2): Bakhmut đang trong tình trạng bị bao vây

Một số thông tin về chiến sự Nga-Ukraine ngày 24/2: Bakhmut đang trong tình trạng bị quan đội Nga vây hãm.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Đức họp phiên thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế

Việt Nam và Đức họp phiên thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế

Ngày 23/2, phiên họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Đức đã diễn ra tại trụ sở Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức(BMWK) ở Berlin.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/2: Chiến sự miền đông rất khó khăn, Nga điều xe quân sự sát biên giới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 24/2: Chiến sự miền đông rất khó khăn, Nga điều xe quân sự sát biên giới Ukraine

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine: Chiến sự miền đông rất khó khăn, Nga điều đoàn xe quân sự áp sát biên giới Ukraine.
Kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Kỷ niệm 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam coi việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.
Cơ hội từ chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới

Cơ hội từ chương trình Hộ chiếu Logistics thế giới

Mạng lưới Hộ chiếu logistics thế giới – World Logistics Passport (WLP) hiện chiếm 47% kim ngạch thương mại của toàn cầu.
Bắc Giang: Tiêu hủy gần 10 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tiêu hủy gần 10 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy 9.450 kg nguyên liệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thượng viện Philippines phê chuẩn hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới RCEP

Thượng viện Philippines phê chuẩn hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới RCEP

Tối 21/2, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
ASEAN, Australia và New Zealand hoàn tất đàm phán nâng cấp FTA

ASEAN, Australia và New Zealand hoàn tất đàm phán nâng cấp FTA

Hiệp định AANZFTA được nâng cấp tạo thuận lợi hơn cho giới kinh doanh trong việc khai thác thị trường ASEAN, Australia và New Zealand.
Chiến sự Nga - Ukraine 22/2: Nga tấn công theo mọi hướng, phòng tuyến Bakhmut “lâm nguy”

Chiến sự Nga - Ukraine 22/2: Nga tấn công theo mọi hướng, phòng tuyến Bakhmut “lâm nguy”

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine: Nga tấn công theo mọi hướng, phòng tuyến Bakhmut “lâm nguy”.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới

Thông tin tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc cho thấy, quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước còn nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/2: Nga khép chặt vòng vây, sắp tuyên bố chiến thắng ở Bakhmut

Chiến sự Nga-Ukraine 21/2: Nga khép chặt vòng vây, sắp tuyên bố chiến thắng ở Bakhmut

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine: Nga khép chặt vòng vây, sắp tuyên bố chiến thắng ở Bakhmut.
Việt Nam luôn có trách nhiệm lớn với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế

Việt Nam luôn có trách nhiệm lớn với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế

Trưởng đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đánh giá cao sự chủ động, tích cực của VN với nhiệm vụ nhân đạo quốc tế, cụ thể là tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (20/2): Wagner đang “bóc vỏ” lớp phòng thủ tại Bakhmut

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay (20/2): Wagner đang “bóc vỏ” lớp phòng thủ tại Bakhmut

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine ngày 20/2: Wagner đang “bóc vỏ” lớp phòng thủ tại Bakhmut.
Chiến sự Nga-Ukraine (19/2): Các đơn vị phòng thủ Ukraine đang đồng loạt bỏ vị trí khỏi tiền tuyến

Chiến sự Nga-Ukraine (19/2): Các đơn vị phòng thủ Ukraine đang đồng loạt bỏ vị trí khỏi tiền tuyến

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/2: Các đơn vị phòng thủ Ukraine đang đồng loạt bỏ vị trí khỏi tiền tuyến.
Chiến sự Nga-Ukraine 19/2: Mỹ sẽ gửi thông điệp cho Tổng thống Putin, Nga dồn dập tiến công Donbass

Chiến sự Nga-Ukraine 19/2: Mỹ sẽ gửi thông điệp cho Tổng thống Putin, Nga dồn dập tiến công Donbass

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine: Mỹ sẽ gửi thông điệp cho Tổng thống Putin, Nga dồn dập tiến công tại Donbass.
Chiến sự Nga-Ukraine 18/2: Nga đang lên kế hoạch bí mật đáp trả phương Tây

Chiến sự Nga-Ukraine 18/2: Nga đang lên kế hoạch bí mật đáp trả phương Tây

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine: Nga đang lên kế hoạch bí mật đáp trả phương Tây, tập kích tên lửa làm gián đoạn tuyến hậu cần Ukraine.
Đội cứu nạn Việt Nam tiếp tục tìm thấy nạn nhân trong vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Đội cứu nạn Việt Nam tiếp tục tìm thấy nạn nhân trong vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục tìm kiếm nạn nhân trong vụ động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Mời tham dự kết nối giao thương Việt Nam-Ấn Độ trong lĩnh vực nông sản và chế biến thực phẩm

Mời tham dự kết nối giao thương Việt Nam-Ấn Độ trong lĩnh vực nông sản và chế biến thực phẩm

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Ấn Độ chiếm 32% tổng thị trường lương thực Ấn Độ và 14% GDP ngành sản xuất.
Nâng cao tiêu chuẩn sản xuất để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng thị trường Đức

Nâng cao tiêu chuẩn sản xuất để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng thị trường Đức

Để tham gia vào chuỗi cung ứng của thị trường Đức, doanh nghiệp Việt Nam cần có quy định và tiêu chuẩn rõ ràng trong hệ thống quản lý chất lượng chuỗi cung ứng.
“Hung thần” R-37M của Nga “ngã ngựa” ở Ukraine?

“Hung thần” R-37M của Nga “ngã ngựa” ở Ukraine?

Ukraine đạt được bước tiến quan trọng khi thu được mảnh vỡ tên lửa R-37M của Nga trong các cuộc “mưa tên lửa” dội vào Ukraine vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/2: NATO nhận định xung đột ở Ukraine sẽ mở rộng những tháng tới

Chiến sự Nga-Ukraine 17/2: NATO nhận định xung đột ở Ukraine sẽ mở rộng những tháng tới

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine: NATO nhận định xung đột ở Ukraine sẽ mở rộng trong những tháng tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động
ӣ  羺appע