Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng vào năm 2024: Việt Nam làm gì để ứng phó?

Không chỉ Liên minh châu Âu, một số quốc gia trên thế giới sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Có nên thu hút và giữ chân “đại bàng” bằng các ưu đãi ngoài thuế? Áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu, Việt Nam có bị tác động?

Thời gian thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu đang tới gần

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu”.

Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng vào năm 2024: Việt Nam làm gì để ứng phó?
Nhiều quốc gia trên thế giới dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024

Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Thuế tối thiểu toàn cầu nằm trong Chương trình hành động chống xói mòn thu ngân sách, trốn thuế toàn cầu (BEPS) có sự tham gia của 141 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất 2 năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Nếu đang chịu mức thuế thấp hơn 15% ở quốc gia mà họ đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ phải nộp phần “thiếu hụt” còn lại với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính.

TS Nguyễn Anh Tuấn – Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư nhận định: Vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu trên thế giới và tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến mới. Chính phủ nhiều nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Cụ thể, gần đây, vào ngày 15/12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu 15% từ năm 2024. Quốc hội Hàn Quốc cũng đã thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế, trong đó sẽ áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo Dự thảo cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024.

“Đây là các quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, do đó, việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài (FDI) tại Việt Nam, và tác động đã rất cận kề với thời gian áp dụng của các quốc gia khác dự kiến từ năm tài chính 2024” – TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư như: Indonesia, Malaysia, hay Hong Kong cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024. Với những diễn biến mới, thời gian thực thi thuế suất tối thiểu toàn cầu ngày càng tới gần.

Điều này đang đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu các chính sách và giải pháp cho việc thực thi quy tắc thuế suất tối thiểu toàn cầu để không bị đánh mất quyền thu thuế, đồng thời đảm bảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư duy trì, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam và tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng vào năm 2024: Việt Nam làm gì để ứng phó?
Các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu EUR (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất 2 năm của giai đoạn 4 năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%

Giải pháp nào cho Việt Nam?

Dự kiến đầu năm 2024, một số quốc gia sẽ áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu, điều này sẽ tác động đến hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài ở nhiều quốc gia. Với Việt Nam, chính sách thuế này sẽ tác động như thế nào?.

Liên quan đến vấn đề này, theo ông Phan Đức Hiếu, hiện nay ưu đãi thuế của Việt Nam cho hoạt động đầu tư gồm phổ biến là: Ưu đãi thời gian miễn, giảm thuế đối với đầu tư mới, đầu tư mở rộng: Miễn 4 năm, giảm 9 năm; miễn 2 năm, giảm 4 năm. Một số tính toán cho thấy, trong khi thuế suất phổ thông là 20% thì thuế thực tế với các doanh nghiệp FDI trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%, trong đó một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài %.

Khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được áp dụng thì có thể một số tập đoàn lớn sẽ phải nộp thêm một phần thuế bổ sung ở nước khác nơi họ có trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi thuế họ được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể. Hiệu lực chính sách ưu đãi đầu tư sẽ bị giảm hiệu lực trong nhiều trường hợp.

“Chính sách thuế này khi được áp dụng sẽ tác động trước hết đến doanh nghiệp FDI đầu tư lớn; tác động động đến thu hút mới các dự án đầu tư. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tác động cả đến dự án FDI đã, đang hoạt động tại nước ta đang trong thời kỳ hưởng chính sách ưu đãi; và có thể ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của nhà đầu tư đang hoạt động. Tuy chịu ảnh hưởng chủ yếu là những nhà đầu tư lớn, có quy mô doanh thu hợp nhất trên 750 triệu EUR toàn cầu. Nhưng ở chừng mực nào đó, rất có thể có những nhà đầu tư FDI nhỏ nhưng họ nằm trong chuỗi sản xuất kinh doanh, là một phần trong hoạt động kinh doanh của một tập đoàn đa quốc gia thì họ có thể bị chịu thuế suất thuế tối thiểu, sẽ bị liên đới” – ông Phan Đức Hiếu thông tin và cho biết, ngoài tác động tiêu cực, thì chính sách thuế này có cơ hội tăng thu ngân sách và hạn chế trốn tránh thuế, hạn chế tình trạng các quốc gia cạnh tranh thu hút đầu tư theo cách “đưa nhau xuống đáy”.

Để hạn chế tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, theo ông Phan Đức Hiếu Việt Nam cần nhanh chóng đánh giá để xác định mức độ bị tác động – bao gồm cả cơ hội và tác động tiêu cực; cần nhanh chóng rà soát toàn bộ quy định hiện hành về chính sách ưu đãi và từ đó cần xác định chính xác phạm vi và mức độ bị tác động theo ngành, lĩnh vực, đối tượng, tác động tích cực – tiêu cực, cơ hội, thách thức. Chỉ khi chúng ta xác định đầy đủ bức tranh tác động thì mới có thể có giải pháp phù hợp.

Trong khi đó, để hạn chế tác động của thuế tối thiểu toàn cầu, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực đưa ra 4 kiến nghị:

Thứ nhất, Bộ Tài chính và Tổ công tác đặc biệt cần nhanh chóng nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động đầy đủ của việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu để chủ động đề xuất phương án, giải pháp phù hợp.

Thứ hai, Bộ Tài chính, Tổ công tác Nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sớm ban hành, điều chỉnh các chính sách về thuế, kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cũng như phù hợp với quy định trong Hiệp định mà Việt Nam đã cam kết trước khi Hiệp định có hiệu lực dự kiến từ đầu năm 2024.

Thứ ba, Bộ Tài chính cần có đánh giá ảnh hưởng của quy tắc GloBE do mức độ ảnh hưởng lên các chính sách ưu đãi cụ thể, việc đánh giá chi tiết và cụ thể đối với từng quốc gia là rất cần thiếu để xây dựng lộ trình phù hợp, đồng thời rà soát cả những đối tượng chịu ảnh hưởng đến có những điều chỉnh phù hợp.

Thứ tư, Việt Nam cần rà soát và thay đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh từ các yếu tố như môi trường đầu tư kinh doanh, lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng, hệ thống các doanh nghiệp vệ tinh, phụ trợ… vốn là các yếu tố cơ bản khi đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh, thay vì áp dụng ưu đãi về thuế.

Để ứng phó với chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế). Hiện tại, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đang triển khai nghiên cứu các giải pháp nhằm áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu, đảm bảo các chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư phù hợp với các cam kết quốc tế, cũng như đảm bảo hài hoà lợi ích nhà nước và nhà đầu tư.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn viết gì trong tâm thư gửi chủ nợ?

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn viết gì trong tâm thư gửi chủ nợ?

Chiều 24/2, Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn có tâm thư gửi đến các tổ chức tài chính trong và ngoài nước trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Anil chính thức đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành Tập đoàn Prudential Plc

Ông Anil chính thức đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành Tập đoàn Prudential Plc

Ông Anil Wadhwani sẽ chính thức đảm nhận vị trí Giám đốc Điều hành Tập đoàn Prudential Plc từ ngày 25/2/2023.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán hôm nay ngày 24/2: Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng tại vùng hỗ trợ

Chứng khoán hôm nay ngày 24/2: Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng tại vùng hỗ trợ

Trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng tại khi VN-Index điều chỉnh về vùng hỗ trợ và bán ngắn hạn khi chỉ số phục hồi.
SSI Research nhận định gì về cổ phiếu ngành thủy sản trong năm 2023?

SSI Research nhận định gì về cổ phiếu ngành thủy sản trong năm 2023?

SSI Research dự báo, chi phí thức ăn thủy sản trong năm nay sẽ giảm, nhưng giá bán thủy sản bình quân có thể giảm 20 - 30% so với năm ngoái.
Lãi suất huy động đồng loạt giảm, gửi tiền ngân hàng nào hưởng lãi suất từ 9,5%/năm?

Lãi suất huy động đồng loạt giảm, gửi tiền ngân hàng nào hưởng lãi suất từ 9,5%/năm?

Mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm tại ngân hàng đã giảm đáng kể so với giai đoạn cuối năm 2022. Hiện chỉ còn 8 ngân hàng có mức lãi suất từ 9,5%/năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải nguyên nhân vốn giải ngân đầu tư công đạt thấp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải nguyên nhân vốn giải ngân đầu tư công đạt thấp

Tính đến 31/1/2023, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công là 12.819,57 tỷ đồng, đạt 1,81% kế hoạch Thủ tướng giao, trong khi cùng kỳ năm 2022 là 2,5%.
Bộ Tài chính đề xuất mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn với ô tô thân thiện môi trường

Bộ Tài chính đề xuất mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn với ô tô thân thiện môi trường

Sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất, áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn đối với xe ô tô thân thiện với môi trường.
Chứng khoán hôm nay ngày 23/2: Ưu tiên quản trị rủi ro trong ngắn hạn

Chứng khoán hôm nay ngày 23/2: Ưu tiên quản trị rủi ro trong ngắn hạn

Trong phiên giao dịch hôm nay, nhà đầu tư cần thận trọng, quan sát cán cân cung cầu tại vùng hỗ trợ của thị trường và nên duy trì tỷ trọng hợp lý.
SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa chính thức hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng.
Lộ trình tái cấu trúc của Tập đoàn Novaland: Thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt

Lộ trình tái cấu trúc của Tập đoàn Novaland: Thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt

Mới đây, Tập đoàn Novaland đã thực hiện thay đổi 2 Thành viên Hội đồng quản trị theo lộ trình tái cấu trúc toàn diện của doanh nghiệp.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp

Ngân hàng nhà nước yêu cầu các chi nhánh, tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - DN nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Giá trị thương hiệu các ngân hàng Việt Nam tăng trên 31%

Giá trị thương hiệu các ngân hàng Việt Nam tăng trên 31%

Theo báo cáo của Brand Finance, các thương hiệu ngân hàng Việt Nam có mức tăng trưởng tổng thể về giá trị thương hiệu lên tới 31,3% so với năm 2022
Thị giá cổ phiếu cổ phiếu VNZ sau chuỗi tăng 466%, lãnh đạo muốn "thoát hàng"

Thị giá cổ phiếu cổ phiếu VNZ sau chuỗi tăng 466%, lãnh đạo muốn "thoát hàng"

Sau khi tăng lên vùng đỉnh 1.358.700 đồng/cp, cổ phiếu VNZ đã quay đầu giảm mạnh, lãnh đạo Công ty Cổ phần VNG cũng đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu.
HDBank

HDBank 'thắng lớn' 4 giải thưởng quốc tế về chất lượng dịch vụ

HDBank liên tiếp nhận 04 giải thưởng quốc tế, khẳng định uy tín và sản phẩm, dịch vụ xuất sắc của HDBank trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
Bộ Tài chính thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm liên kết ngân hàng

Bộ Tài chính thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm liên kết ngân hàng

Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm.
Chứng khoán hôm nay ngày 22/2: Dòng tiền phân hóa, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ hút nhà đầu tư?

Chứng khoán hôm nay ngày 22/2: Dòng tiền phân hóa, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ hút nhà đầu tư?

Trong phiên giao dịch chứng khoán hôm nay, dòng tiền đầu cơ có dấu hiệu quay trở lại và hướng đến nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ.
Tiếp tục đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT

Tiếp tục đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT

Trước quá nhiều bất cập từ khi thực thi (1/1/2015), cử tri tiếp tục đề xuất đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT để trình Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến.
Ngân hàng Nhà nước công bố đường dây nóng tiếp nhận khiếu nại khi khách hàng bị ép mua bảo hiểm

Ngân hàng Nhà nước công bố đường dây nóng tiếp nhận khiếu nại khi khách hàng bị ép mua bảo hiểm

Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm trường hợp tổ chức tín dụng ép khách hàng mua bảo hiểm. Đồng thời, công bố đường dây nóng tiếp nhận khiếu nại về vấn đề này.
Bất động sản Phát Đạt bất ngờ hoãn họp đại hội cổ đông thường niên

Bất động sản Phát Đạt bất ngờ hoãn họp đại hội cổ đông thường niên

Bất động sản Phát Đạt thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về việc hủy ngày đăng ký cuối cùng và hoãn tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.
Chứng khoán hôm nay ngày 21/2: Thị trường xác nhận xu hướng tăng giá trong ngắn hạn

Chứng khoán hôm nay ngày 21/2: Thị trường xác nhận xu hướng tăng giá trong ngắn hạn

Thị trường đã xác nhận xu hướng tăng điểm trở lại, hướng đến vùng đỉnh mốc 1.100 – 1.125 điểm, nhà đầu tư nên canh nhịp rung lắc sắp để gia tăng tỷ trọng.
Cổ phiếu bất động sản "bùng nổ" sau những tín hiệu giải cứu

Cổ phiếu bất động sản "bùng nổ" sau những tín hiệu giải cứu

Sau khi giới chức trách có những động thái tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường bất động sản, nhóm cổ phiếu ngành này đã bật tăng mạnh mẽ.
Bộ Tài chính nói gì về việc không giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu?

Bộ Tài chính nói gì về việc không giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu?

Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời kiến nghị cử tri về đề nghị giảm, bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và ổn định nguồn cung xăng dầu để phục vụ đời sống người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động
ӣ